Đau đáu với cây chè truyền thống
Chè Sánh Lược, loại chè có từ xa xưa, nức tiếng thơm ngon đến nay vẫn đang được một số hộ dân thôn Yên Lược 1, xã Thuận Minh (Thọ Xuân) duy trì, phát triển.
Tìm đến gia đình ông Nguyễn Văn Hà, 64 tuổi, ở thôn Yên Lược 1, là hộ sở hữu diện tích trồng chè lớn nhất của xã, với 5 sào đất chè. Ông Hà trăn trở khi nói về cây chè có chất lượng thơm ngon nức tiếng một thời, nay vẫn chưa được phát triển thành cây hàng hóa rộng rãi, tăng thu nhập cho bà con.
Ông Hà mong muốn chè Sánh Lược sẽ được phát triển nhân rộng
Dẫn chúng tôi lên đồi chè Sánh Lược, ông Hà chặt từng nhánh chè, lấy những lá già vo vo rồi đưa lên hít một hơi sâu thưởng thức hương chè, nói: “Cũng là cây chè Sánh Lược này, nhưng nếu trồng ở nơi khác lại rất bình thường. Ở đây, cây chè Sánh Lược được đánh giá là ngon nhất, bởi chất đất, khí hậu tạo nên”.
Chè Sánh Lược có lá nhỏ, dày, giòn. Nước chè khi pha hãm hơi ngả màu vàng nhạt. Mới uống có vị chát, sau đó chuyển ngọt. Chè được ưu tiên trồng ở những nơi tránh nắng...
Sinh ra và lớn lên ở thôn Yên Lược 1, ông Hà từ nhỏ đã được bố mẹ cho lên những đồi chè để hái bán. Bấy giờ chè Sánh Lược có ở khắp các ngọn đồi quê hương ông. Chè hái đến đâu, hợp tác xã phân phối bán tới đó.
Đồi chè của gia đình ông Hà
Từ khi xuất ngũ về địa phương, ông Hà đã có dự định vực lại cây chè truyền thống. Từ việc tìm kiếm thị trường, cải tạo đất, đầu tư công sức,... đến nay, ông Hà đang duy trì 5 sào chè. Mỗi sào cho sản lượng 5 tấn/năm.
Ông Hà cho biết, cây chè Sánh Lược là loại cây trồng rất dễ chăm sóc. Vòng đời có thể thu hoạch lên tới hàng chục năm. Phát triển cây chè, ngoài việc đem về nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình, ông Hà còn mong muốn bà con thấy được lợi ích mà vực lại cây trồng đã vang bóng một thời này.
Theo ông Lữ Văn Trưởng, Công chức Văn hóa - Xã hội xã Thuận Minh, cho biết: Sở dĩ cây chè ở địa phương có tên là Sánh Lược bởi, xưa kia ở làng Lược và làng Sánh đều có các buổi họp chợ. Chợ Lược mỗi ngày một phiên họp buổi sáng. Chợ Sánh một tháng sáu phiên chính họp cả ngày. Hàng hóa phong phú, đủ các mặt hàng. Trong đó, chè ở làng Lược và làng Sánh nức tiếng là thơm ngon như nhau. Người dân để cho thuận khẩu thì gọi chung là chè Sánh Lược.
Cây chè Sánh Lược cho thu nhập cao, ổn định hơn một số loại cây trồng khác. Hiện trên địa bàn, có nhiều hộ đang trồng chè, nhưng diện tích nhỏ lẻ, chưa phát triển thành cây hàng hóa cho thu nhập.
Với dư địa có thể phát triển cây chè lên tới 70ha, thời gian tới địa phương sẽ tích cực tuyên truyền vận động bà con mở rộng diện tích loại cây trồng truyền thống này, hướng đến xây dựng thành sản phẩm OCOP.
( Theo Báo Thanh Hóa)
- Tinh bột nghệ Trường Hương, thị trấn Lam Sơn xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao
- PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH GAI BẢY QUYÊN, TẠI KHU 3, THỊ TRẤN SAO VÀNG
- Đau đáu với cây chè truyền thống
- Tinh bột sắn dây Quảng Phú - Sản phẩm OCOP 3 sao, món quà quý cho sức khoẻ
- Sản phẩm OCOP góp phần nâng cao thu nhập
- Huyện Thọ Xuân tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hoá năm 2023.
- Huyện Thọ Xuân sẽ đưa 37 sản phẩm tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản chủ lực an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2023
- Bánh gai Bảy Quyên, khu phố 3, TT Sao Vàng: sản phẩm OCOP 3 sao
- UBND huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2023.
- Thọ Xuân kích cầu xây dựng sản phẩm OCOP
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển