Thọ Xuân kích cầu xây dựng sản phẩm OCOP
- Với chính sách hỗ trợ cho các chủ thể xây dựng thành công sản phẩm OCOP các hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao, tương ứng với mức hỗ trợ 100 triệu đồng, 200 triệu đồng và 500 triệu đồng/sản phẩm, đã giúp huyện Thọ Xuân có thêm 11 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, nâng sản phẩm đạt OCOP của huyện đến ngày 30-7-2023 lên 22 sản phẩm. Trong đó, có 1 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là bưởi Luận Văn (xã Thọ Xương).
Nem nướng của hộ gia đình ông Đỗ Văn Vinh (thị trấn Thọ Xuân) đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Trong số đó, sản phẩm giò lụa của cơ sở Nem nướng Vinh Lài, thị trấn Thọ Xuân được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh tháng 8-2022. Chủ cơ sở Đỗ Văn Vinh cho biết: Để sản phẩm đủ tiêu chuẩn tham gia Chương trình OCOP, ngoài tiêu chuẩn chọn thịt lợn sạch, thịt nạc hoàn toàn, Giò Vinh Lài còn sử dụng nguyên liệu và cách chế biến hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Giò luộc vừa chín đến, có mùi thơm hấp dẫn, thưởng thức cảm giác vị ngon ngọt, ngầy ngậy của thịt hòa trong vị đậm đà vừa phải của nước mắm, tiêu... Vì vậy, Giò lụa Vinh Lài luôn được khách hàng trong huyện, trong tỉnh, thậm chí cả tỉnh ngoài đón nhận.
Theo ông Vinh, tham gia Chương trình OCOP, gia đình ông được cán bộ ngành chuyên môn hướng dẫn, thiết kế lại mẫu mã, bao bì, gắn nhãn truy xuất nguồn gốc và thực hiện tất cả các tiêu chuẩn về vệ sinh ATTP. Ngay sau khi nhận được quyết định công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh, gia đình ông đã nhận được số tiền 100 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ về chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế nhãn hiệu, in tem, nhãn, quảng bá sản phẩm, trang thiết bị, máy móc của huyện. Ngoài giò lụa đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, trước đó gia đình ông Vinh đã có sản phẩm nem nướng được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh vào tháng 7-2021.
Từ khi gia đình ông có 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, việc sản xuất, tiêu thụ cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Hiện mỗi ngày gia đình ông cung ứng ra thị trường 300 quả nem nướng và 15 - 17kg giò lụa, góp phần đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động với mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Được biết, Nghị quyết số 111/NQ- HĐND, ngày 19-12-2021 của HĐND huyện Thọ Xuân về việc thông qua Đề án “Xây dựng xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu và xây dựng sản phẩm OCOP giai đoạn 2022-2025”, ngoài chính sách hỗ trợ xi măng, tiền thưởng cho các xã, thôn về đích NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, góp phần đưa huyện Thọ Xuân sớm về đích NTM nâng cao trước năm 2024, còn có nội dung hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP giai đoạn 2022-2025. Theo đó, huyện hỗ trợ các chủ thể khi xây dựng thành công sản phẩm OCOP với các mức: 100 triệu đồng cho sản phẩm đạt OCOP 3 sao, 200 triệu đồng cho sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 500 triệu đồng cho sản phẩm đạt OCOP 5 sao...
Ngoài hỗ trợ sản phẩm mới đánh giá xếp hạng đạt lần đầu với các mức như trên, huyện còn hỗ trợ đối với sản phẩm đạt OCOP nâng hạng sao như: Hỗ trợ 100 triệu đồng cho sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao; 400 triệu đồng cho sản phẩm từ 3 sao lên 5 sao và 300 triệu đồng cho sản phẩm từ 4 sao lên 5 sao. Các sản phẩm nhận được tiền hỗ trợ khi có quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Số lượng sản phẩm dự kiến được nhận hỗ trợ là 30 sản phẩm, với nguồn kinh phí hỗ trợ cho cả giai đoạn là 4,4 tỷ đồng.
Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân Lê Thị Dung cho rằng, chính sách như một “cú hích” giúp doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh trở lên. Chỉ sau một thời gian thực hiện nghị quyết (từ ngày 1-1-2022 đến 30-7-2023), huyện Thọ Xuân đã có thêm 11 sản phẩm đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh, nâng sản phẩm đạt OCOP của huyện đến thời điểm này là 22 sản phẩm, trong đó có sản phẩm bưởi Luận Văn (xã Thọ Xương) đạt OCOP 4 sao. Từ kết quả này, đưa Thọ Xuân trở thành huyện dẫn đầu của tỉnh về sản phẩm OCOP.
Cũng theo bà Dung, tới đây huyện sẽ có thêm 3 sản phẩm: Dưa vàng Điền Thanh của HTX nông nghiệp công nghệ cao Điền Thanh (xã Thọ Lâm), bánh lá răng bừa (xã Xuân Lập) và bánh gai Bảy Quyền (thị trấn Sao Vàng) đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Cả 3 sản phẩm này đã qua vòng 1, đang chờ huyện thẩm định vòng 2. Ngoài ra, huyện đang còn khoảng gần chục sản phẩm tiềm năng khác sẽ được chấm, thẩm định trong thời gian tới.
Nguôn;(Baothanhhoa.vn)
- Tinh bột nghệ Trường Hương, thị trấn Lam Sơn xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao
- PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU BÁNH GAI BẢY QUYÊN, TẠI KHU 3, THỊ TRẤN SAO VÀNG
- Đau đáu với cây chè truyền thống
- Tinh bột sắn dây Quảng Phú - Sản phẩm OCOP 3 sao, món quà quý cho sức khoẻ
- Sản phẩm OCOP góp phần nâng cao thu nhập
- Huyện Thọ Xuân tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, tỉnh Thanh Hoá năm 2023.
- Huyện Thọ Xuân sẽ đưa 37 sản phẩm tham gia Hội nghị kết nối cung - cầu, kết hợp trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản chủ lực an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2023
- Bánh gai Bảy Quyên, khu phố 3, TT Sao Vàng: sản phẩm OCOP 3 sao
- UBND huyện Thọ Xuân tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2023.
- Thọ Xuân kích cầu xây dựng sản phẩm OCOP
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển