Hiệu quả mô hình Tổ hợp tác chăn nuôi gà ri ở xã Quảng Phú

Đăng lúc: 21/04/2024 (GMT+7)
100%

Được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, Hội Phụ nữ xã Quảng Phú đã thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà ri do phụ nữ làm chủ. Sau hơn 4 năm, nhờ phát triển chăn nuôi có hiệu quả, các thành viên của Tổ hợp tác đã thoát nghèo, nhiều hộ có thu nhập khá.

ga ri.png
Tổ hợp tác có 20 thành viên thành viên. Mỗi thành viên được hỗ trợ 200 còn gà giống, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Quá trình chăn nuôi Tổ hợp tác đã kết nạp thêm và đến nay tăng lên 35 thành viên. Chăn nuôi theo Tổ hợp tác có nhiều lợi thế. Thay vì mua thức ăn, con giống nhỏ lẻ, giá cao, mỗi hộ mua mỗi chỗ, chăn nuôi theo Tổ hợp tác, các thành viên Tổ hợp tác cung cấp với giá lấy tận gốc, đấu mối tìm đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ tiêm phòng, hướng dẫn lịch vào giống gối vụ, đảm bảo luôn có gà cung cấp cho thị trường.
Hiện nay, trung bình 1 năm, mỗi hộ trong Tổ hợp tác chăn nuôi 3 lứa gà, mỗi lứa từ 5.00 đến 7.000 con tùy quy mô chuồng trại của mỗi gia đình. Trung bình, nuôi 1.000 gà ri sẽ cho lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng 1 lứa. Nhờ chăn nuôi theo Tổ hợp tác, tạo nên sản phẩm hàng hóa, nên việc thụ cũng khá thuận lợi. Chị Vũ Thị Oanh, Tổ trưởng Tổ hợp tác Chăn nuôi gà ri xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân cho biết: "Trước đây đang nuôi nhỏ lẻ thì gia đình nào tự gia đình đấy tiêu thụ, nhưng sau khi thành lập Tổ hợp tác thì mình phải liên hệ với những thương lái, sau họ quen, biết tới sản phẩm của mình có hiệu quả thì người ta tự tìm đến. Bây giờ những khách ở Thanh Hóa, Hà Nội, Nghệ An họ liên hệ đến họ tự đến với mình rồi".
 
Việc duy trì và hoạt động hiệu quả mô hình chăn nuôi gà ri theo hình thức Tổ hợp tác ở xã Quảng Phú đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Từ phát triển chăn nuôi, các hộ thành viên của Tổ hợp tác đã thoát nghèo, thoát cận nghèo. Nhiều hộ có thu nhập khá nhờ mở rộng quy mô chăn nuôi.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân