Về những vùng quê đáng sống
Đi trên những tuyến đường làng, ngõ xóm ở xã Thọ Lộc (Thọ Xuân) chúng tôi tưởng như đang đi trên các con phố ở đô thị, bởi dọc hai bên vỉa hè dành cho người đi bộ đã được bê tông bằng phẳng, hệ thống rãnh thoát nước có nắp đậy được xây dựng kiên cố, bảo đảm vệ sinh môi trường. Hai bên đường là những hàng cây tỏa bóng mát, đường hoa khoe đủ sắc màu cùng hệ thống đèn điện cao áp chiếu sáng vào ban đêm càng làm cho cảnh sắc lung linh, huyền ảo.
Nông dân xã Thọ Lộc (Thọ Xuân) tích cực phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống, thu nhập.
Bí thư Đảng ủy xã Thọ Lộc Lê Công Thịnh phấn khởi cho biết: “Để đạt được thành quả trên là nhờ sự nhất trí, đồng lòng trong quá trình xây dựng xóm, khu dân cư NTM kiểu mẫu của các tầng lớp Nhân dân trong xã. Minh chứng cho điều ấy là những việc làm cụ thể, thiết thực như đóng góp công sức, tiền của để xây dựng các công trình dân sinh. Sau khi hoàn thành đã tạo diện mạo mới cho làng quê, góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó tình làng, nghĩa xóm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau... Vì vậy, quá trình xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao đã trở thành niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.
XDNTM chính là hướng đến một cuộc sống yên vui và hạnh phúc, đây cũng là mục tiêu, “kim chỉ nam” xuyên suốt trong tiến trình XDNTM của xã Nam Giang. Một NTM với chất lượng cuộc sống được nâng cao là thước đo giá trị đang được hiển hiện ở khắp các vùng quê của xã. Nơi đó, nếp sống văn minh hiện hữu, xóm làng rộn ràng niềm vui, các giá trị văn hóa tốt đẹp được bồi đắp trong từng gia đình, đời sống tinh thần của người dân chuyển biến rõ rệt.
Chia sẻ về câu chuyện XDNTM ở địa phương, Bí thư Đảng ủy xã Nam Giang - Hoàng Anh Việt cho rằng: “Để làng quê thật sự đáng sống, không chỉ đời sống người dân được nâng cao, mà hơn thế nữa cần sự thay đổi về tư duy, từ nhận thức đến hành động của cấp ủy, chính quyền. Từ nhận thức đúng đắn, nên ngay từ những ngày đầu XDNTM, địa phương đã xác định phải ưu tiên phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển các mô hình sản xuất mang lại thu nhập cao cho Nhân dân. Trong giai đoạn 2017-2023, xã đã quy hoạch, chuyển đổi một số vùng sản xuất kém hiệu quả sang các mô hình sản xuất có hiệu quả hơn, với tổng diện tích 43,5 ha, trong đó mô hình trang trại, gia trại tổng hợp là 36 ha; mô hình chăn nuôi tập trung là 1 ha; trồng cây hàng năm khác 3 ha; mô hình cá lúa 3,5 ha...
Về diện tích gieo trồng, toàn xã có tổng diện tích gieo trồng 807,86 ha, trong đó, cây lúa 576,25 ha; rau, màu các loại 100,31 ha. Về chăn nuôi, xã có 268 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 2 trang trại chăn nuôi lợn tập trung liên kết, 18 gia trại và 248 hộ chăn nuôi... Trong 3 năm trở lại đây, diện tích nuôi cá truyền thống đang được chuyển đổi sang các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như: mô hình nuôi cá thương phẩm chuyên canh, nuôi cá giống... mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập từ thủy sản năm 2022 đạt 5,2 tỷ đồng, năm 2023 ước đạt 6,5 tỷ đồng/năm. Song song với đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã đã đầu tư hiện đại hóa hệ thống kênh mương, thủy lợi và đường giao thông nội đồng; hình thành các vùng sản xuất tập trung đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trên địa bàn xã có 24 doanh nghiệp, 350 hộ kinh doanh cá thể, tiểu thủ công nghiệp; các ngành nghề như: gò hàn, sản xuất gạch bi, thợ xây, xay xát...
Cùng với phát triển kinh tế, chỉ tiêu văn hóa phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao luôn được thực hiện tốt. Hiện xã có 8/8 thôn có nhà văn hóa - khu thể thao độc lập, đạt tỷ lệ 100%. Toàn xã có 11 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ và 11 câu lạc bộ thể dục - thể thao. Số người thường xuyên tham gia luyện tập thể dục - thể thao đạt 55,5% dân số. Các câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao duy trì hoạt động... đảm bảo thu hút trên 40% người dân tham gia thường xuyên. Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn NTM năm 2022 có 8/8 làng đạt danh hiệu làng văn hóa; có 93% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa...
Để chương trình XDNTM tiếp tục được đẩy nhanh, đi vào chiều sâu, bền vững, thực sự trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút toàn xã hội tham gia, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện - Nguyễn Hữu Dũng cho biết: Huyện Thọ Xuân quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành 100% xã (26/26 xã) đạt chuẩn NTM nâng cao theo tiêu chí mới. Hiện tại, toàn huyện đã có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Huyện đã và đang phấn đấu hoàn thành tiếp 4 xã NTM nâng cao gồm Nam Giang, Thọ Lộc, Xuân Thiên và Xuân Hưng. Theo kết quả đánh giá của huyện, đến nay trung bình các xã đã đạt 14/19 tiêu chí/xã. Trong năm 2023, huyện cũng phấn đấu hoàn thành 9 tiêu chí cấp huyện để năm 2024 phấn đấu về đích huyện NTM nâng cao.
(Baothanhhoa.vn)
- Thọ Xuân: Quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024
- Mặt trận Tổ quốc huyện Thọ Xuân thực hiện có hiệu quả việc xây dựng mô hình “ KDC sáng, xanh, sạch đẹp và an toàn"
- MTTQ xã Bắc Lương: Hội nghị triển khai Kế hoạch, hướng dẫn lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023
- Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và tôn vinh điển hình hiến đất
- Xuân Lai xây dựng thành công xã đạt chuẩn đô thị văn minh
- Xã Xuân Hưng được công nhận xã xđạt chuẩn NTM năm 2024
- UBND huyện Thọ Xuân: Họp Tổ công tác rà soát, hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
- Về những vùng quê đáng sống
- Thanh Hóa sơ kết 2 năm Chương trình Xây dựng nông thôn mới
- Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” năm 2021-2022
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển