Diễn biến bão số 3: Sóng lớn vùng gần tâm bão cao 10-12m
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm siêu bão 10-12m. Biển động dữ dội.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo, đến 22 giờ ngày 6/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/giờ, trên đất liền phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 350km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.
Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, độ rủi ro thiên tai cấp 4; phía Đông của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 10 giờ ngày 7/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20 km/giờ và đi vào Bắc vịnh Bắc Bộ trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định. Sức gió mạnh cấp 12-13, giật trên cấp 15.
Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Đông của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ với độ rủi ro thiên tai cấp 4; phía Tây của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ với độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Đến 10 giờ ngày 8/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/giờ, đi vào đất liền, suy yếu và tan dần trên khu vực phía Tây Bắc Bộ; sức gió dưới cấp 6.
Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng; độ rủi ro thiên tai cấp 4; vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa; độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
Từ khoảng chiều 6/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7. Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm siêu bão 10-12m. Biển động dữ dội.
Từ chiều 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2-4m, sau tăng lên 3-5m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m.
Từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.
Khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hóa)-1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 7/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hóa)-1,0m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng 7/9.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.
Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9.
Cùng với đó, ngày 6/9, khu vực phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa dông do tác động vành ngoài hoàn lưu bão số 3.
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm; mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối 7/9 đến đêm 8/9. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ./.
Theo Báo Thanh Hóa
- Hội nhập quốc tế trong GD-ĐT: Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
- Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
- Sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào?
- Về thăm thôn thông minh Nam Thượng
- Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng!
- Quân đội nhân dân Việt Nam: Lực lượng nòng cốt xây dựng quốc phòng toàn dân
- Phong Mỹ, ngôi làng hơn ngàn năm tuổi
- Du lịch mùa đông Thanh Hóa có gì?
- Chủ động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (*)
- Huyện Thọ Xuân: Nhiều diện tích cây trồng vụ đông được chăm sóc đảm bảo an toàn thực phẩm
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển