Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi để phát triển bền vững
Đăng lúc: 05/11/2024 (GMT+7)
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi là sự ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường, sức khỏe, đời sống của con người. Để chăn nuôi phát triển bền vững thì công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để.

Với số tiền đầu tư 2 tỷ đồng, ông Trịnh Ngọc Dũng, thôn 2, xã Xuân Lai tiến hành quy hoạch, xây dựng trang trại theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Từ năm 2021 trở về trước, trang trại chỉ chăn nuôi lợn thịt, duy trì từ 100 – 150 con lợn thịt, 10-15 con lợn nái sinh sản và nuôi cá thịt. Hiện nay, ông Dũng đã bắt tay vào xây dựng mở rộng thêm khu chăn nuôi quy mô 3.500 đến 5.000 con gà đẻ Ai Cập lông trắng và duy trì từ 100 đến 150 con lợn thịt. Toàn bộ hệ thống chăn nuôi đã được gia đình đầu tư hệ thống xử lý chất thải. Chất thải của gia súc, gia cầm đều được tập trung về khu xử lý bằng men vi sinh và bể bioga; tránh thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước trong thôn. Điều này đã tránh gây ô nhiễm môi trường không khí, phát tán các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Hiện nay, với hàng nghìn hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi nông hộ vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi của huyện Thọ Xuân. Để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi, các cấp chính quyền và ngành nông nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các hộ phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững; đồng thời có nhiều giải pháp trong việc xử lý môi trường chăn nuôi. Nhận thấy tầm quan trọng của chăn nuôi nông hộ đối với phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, nên những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã định hướng để phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững. Theo đó, nhiều giải pháp được tập trung thực hiện, như: Tuyên truyền, phổ biến đến các hộ chăn nuôi tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để phối trộn thức ăn, thực hiện chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lựa chọn nguồn giống bảo đảm chất lượng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi; xây dựng hầm biogas nhằm bảo vệ môi trường... Những năm gần đây,các địa phương, hộ chăn nuôi đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất để phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường, như: xây dựng quy hoạch chăn nuôi, thực hiện các dự án, đề án, mô hình phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi VietGAHP, sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc xử lý chất thải và xây dựng bể biogas, sử dụng máy tách ép phân... Hiện nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi trên địa bàn đã có hệ thống xử lý chất thải, nước thải, phần nào giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ở chăn nuôi nông hộ và gia trại nhỏ lẻ, vấn đề bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đang trở thành thách thức đối với địa phương, ngành chuyên môn. Bởi tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc chăn nuôi nông hộ vẫn tồn tại ở một số khu dân cư...

Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch, chất lượng cao; góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững. Ngoài ra, để phát triển chăn nuôi bền vững, cần đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân và áp dụng những mô hình chăn nuôi mới thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh trong chăn nuôi. Hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại chất thải chăn nuôi nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Xây dựng quy hoạch các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi không nằm trong danh mục cho phép, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
Các tin khác
- MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội huyện Thọ Xuân chú trọng thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo
- Xã Xuân Hưng: Chú trọng tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
- Xuân Minh tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa vụ Xuân 2025
- Xã Thọ Xương chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực
- Huyện Thọ Xuân: Ứng dụng mô hình nhà lưới, nhà màng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Huyện Thọ Xuân phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn
- Huyện Thọ Xuân thu hoạch lúa Chiêm Xuân 2025, năng suất ước đạt trên 71 tạ/ha
- Nông dân xã Xuân Lai: Tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa vụ Xuân 2025
- Xã Xuân Hồng khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân 2025
- Nông dân xã Phú Xuân khẩn trương thu hoạch lúa chiêm xuân năm 2025
Đọc nhiều nhất
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển



Truy cập
Hôm nay:
1070
Hôm qua:
5289
Tuần này:
11506
Tháng này:
134616
Tất cả:
2809176