Xét công nhận nghề, làng nghề truyền thống
Sáng 6/6, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đã chủ trì hội nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên Hội đồng, UBND các huyện Nông Cống, Thọ Xuân, Nga Sơn, TP Thanh Hóa.
Năm 2024, toàn tỉnh đề nghị Hội đồng xét công nhận 7 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Trong đó gồm 1 nghề truyền thống, 2 làng nghề, 4 làng nghề truyền thống của các huyện Nông Cống, Thọ Xuân, Nga Sơn, TP Thanh Hóa.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại hội nghị.
Thành viên hội đồng phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Sau khi các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2024.
Kết quả 100% phiếu đồng ý công nhận nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ làng Nhồi, phường An Hưng (TP Thanh Hóa); làng nghề sản xuất miến dong làng Vạn Thành, xã Thăng Long (Nông Cống); làng nghề sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh thôn 3, xã Nga Liên (Nga Sơn); làng nghề làm nón lá truyền thống tại các thôn 1, 2, 5, 6, xã Thọ Lộc (Thọ Xuân).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết luận hội nghị.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang ghi nhận, biểu dương Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đã rà soát, đánh giá sát sao, lập hồ sơ đề xuất công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các làng nghề, làng nghề truyền thống tiếp thu ý kiến tại hội nghị để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét, ra quyết định công nhận các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2024.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, các địa phương cần có cơ chế hỗ trợ các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống để khuyến khích phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn.
(Báo Thanh Hóa)
- Kỷ nguyên vươn mình - Niềm tin và hy vọng của Thời đại Hồ Chí Minh
- Xuân mới với khí thế mới, quyết tâm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Quy định mới về thi tốt nghiệp, dạy thêm, học thêm... có hiệu lực từ tháng 2/2025
- “Việt Nam, ta tiến vào kỷ nguyên ánh sáng”!
- “Đảng ta thật là vĩ đại”!
- Rạng rỡ Việt Nam
- NỒNG NÀN HƯƠNG BƯỞI GỌI TẾT VỀ
- Nhộn nhịp những chuyến bay đưa người xa quê về vui tết, đón xuân
- Tạo chuyển biến về phong cách làm việc, phục vụ Nhân dân
- Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh miễn phí vé tham quan từ 28/1 đến 1/2
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển