Một số biện pháp bảo vệ sức khỏe mùa mưa lũ
Mùa mưa lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh do môi trường ô nhiễm.
Theo Bộ Y tế, sau mưa lũ, các vi sinh vật gây bệnh dễ phát tán qua nguồn nước, không khí và thực phẩm. Một số dịch bệnh phổ biến như sốt xuất huyết, sốt rét, tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, đau mắt đỏ và các bệnh về da liễu thường bùng phát mạnh mẽ. Những yếu tố này có thể làm suy yếu sức khỏe cộng đồng nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng cách.
(Đoàn viên thanh niên tham gia tổng vệ sinh môi trường.
Để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến đúng cách. Đặc biệt, cần ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi và vệ sinh tay trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Bệnh về tiêu hóa dễ bùng phát do nguồn nước bị nhiễm bẩn sau mưa lũ, nên việc đảm bảo nguồn nước sạch là rất quan trọng. Trong những khu vực ngập lụt, người dân nên ưu tiên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn như mì gói, nước uống đóng chai để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Ngay khi nước rút, người dân cần nhanh chóng dọn dẹp vệ sinh môi trường, khử trùng nguồn nước và đảm bảo thu gom, tiêu hủy rác thải, động vật chết để tránh ô nhiễm. Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần phối hợp với người dân để giám sát, phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch truyền nhiễm.
Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, người dân cần dự trữ đủ nước sạch, lương thực, thực phẩm và thuốc men cho ít nhất 7 ngày. Đồng thời, cần gia cố nhà cửa, chuẩn bị phương tiện cứu hộ như thuyền, phao, và luôn theo dõi thông tin dự báo để chủ động đối phó với thiên tai. Những người sống ở vùng có nguy cơ ngập lụt cao nên sơ tán đến nơi an toàn trước khi nước lũ dâng cao.
Trong quá trình lũ lụt, người dân nên tránh xa các vùng ngập sâu, không bơi lội hoặc đi bộ qua vùng nước chảy xiết để tránh tai nạn. Hãy sử dụng đèn pin thay vì nến hoặc đèn dầu trong những khu vực kín để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Sau khi nước lũ rút, người dân cần tiếp tục chú ý đến nguồn nước sạch và vệ sinh thực phẩm. Trẻ em cần được giám sát chặt chẽ, tránh nghịch nước tại các khu vực nguy hiểm. Không sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm nước lũ hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Bất kỳ nguồn nước nào sử dụng cho sinh hoạt cũng cần được đun sôi hoặc khử trùng trước khi dùng.
(Các cán bộ y tế giúp người dân xử lý môi trường)
Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương cần xây dựng kế hoạch xử lý nguồn nước và chất thải y tế trong mùa mưa lũ, đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm gây nguy hiểm đến sức khỏe cộng đồng.
Trong mọi tình huống, giữ gìn sức khỏe và an toàn mùa mưa lũ là trách nhiệm của từng cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là những người đang sống trong các vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh và vệ sinh môi trường sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn trong và sau mưa lũ.
Trung Tuyến, Trung tâm Văn hóa, TT TT và DL huyện Thọ Xuân
- Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo nộp tiền điện
- Ngộ độc nặng sau khi dùng bột hạt sang: Sở Y tế Thanh Hóa phát cảnh báo tới người dân
- Huyện Thọ Xuân: Nhiều diện tích cây trồng vụ đông được chăm sóc đảm bảo an toàn thực phẩm
- Xã Xuân Phong đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở theo Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Xây dựng sản phẩm OCOP hạt sen sấy và Tâm sen Hà Anh Sơn
- Đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp
- Đã hiệu quả rồi thì phải hiệu quả hơn nữa
- Rộn ràng vụ đông trên đất Trường Xuân
- Gương thanh niên làm kinh tế giỏi ở xã Xuân Phong
- Khai trương trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển