Văn hóa và con người xứ Thanh: Nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững (Bài 2) - Vẫn còn những rào cản...
- Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Song, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW vẫn đang cho thấy nhiều khó khăn, bất cập trong công tác phát triển văn hóa hiện nay.
Các thiết chế văn hóa tại cơ sở cần được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của người dân. Ảnh: Thùy Linh
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, đến nay hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao của huyện Hoằng Hóa đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao trên địa bàn huyện gồm có trung tâm văn hóa - thể thao với 1 nhà luyện tập, 1 nhà thi đấu, 2 sân quần vợt, 1 nhà trưng bày truyền thống, 1 trung tâm hội nghị diện tích 1.000m2, sân vận động (gồm nhà thi đấu, 3 sân bóng chuyền, khu vui chơi và các hoạt động thể thao ngoài trời). Ngoài ra, 37/37 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao; 239/243 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố; 195/243 khu thể thao thôn đảm bảo theo tiêu chuẩn... Mặc dù vậy, nhiều thiết chế văn hóa, nhất là ở cấp thôn do xây dựng từ lâu đã xuống cấp hoặc không đạt tiêu chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Tại xã Hoằng Xuân, sau khi sáp nhập xã, có 2 sân vận động một sân 4.000m2 và một sân gần 10.000m2. Tuy nhiên, cả hai đều không đủ các điều kiện diện tích theo tiêu chuẩn (tối thiểu 10.800m2 gồm sân bóng đá, sân thể thao đơn giản, các công trình phụ trợ và trang bị các dụng cụ thể thao cho mọi lứa tuổi) để đáp ứng nhu cầu luyện tập thể dục - thể thao của người dân. Xã đã có kế hoạch xây dựng sân vận động mới đủ diện tích, điều kiện đạt chuẩn, nhưng đến nay vẫn chưa cân đối được kinh phí. Đồng thời, xã đã bố trí được điểm vui chơi, giải trí cho người già và trẻ em nhưng lại chưa được trang bị các dụng cụ tập luyện. Cùng với đó, 11/11 thôn của xã Hoằng Xuân đã có thiết thế văn hóa - thể thao đạt chuẩn tiêu chí văn hóa NTM. Song, theo tiêu chuẩn NTM kiểu mẫu thì mới có 7/11 thôn đảm bảo. Một số thôn như Trà La, Trà Sơn có diện tích nhà văn hóa khoảng 90m2 nên không đảm bảo điều kiện để người dân hội họp, sinh hoạt văn hóa...
Tình trạng này cũng là khó khăn chung của các địa phương, đơn vị trong quá trình hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều thiết chế văn hóa - thể thao đã xuống cấp, không còn phù hợp hoặc chưa đáp ứng kịp nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của Nhân dân. Trong khi đó, kinh phí xây mới, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao tương đối lớn; việc huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao còn hạn chế. Cùng với đó, việc tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao tại nhiều địa phương còn đơn điệu, chưa có sự đổi mới, không thu hút được người dân tham gia. Điều đó đã dẫn đến việc nhiều địa phương không đáp ứng được nhu cầu, mong muốn hưởng thụ văn hóa - thể thao của người dân.
Ngoài khó khăn trong việc huy động nguồn lực xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao, các địa phương cũng gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa trong bảo tồn và phát triển văn hóa còn khiêm tốn trong khi số lượng di tích xuống cấp cần được bảo tồn, phục dựng tương đối nhiều. Việc triển khai công tác phục dựng các di tích còn gây nhiều tranh cãi. Cùng với đó, công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể chưa tương xứng với giá trị di sản văn hóa của 7 dân tộc trên địa bàn tỉnh, còn mang tính dàn trải.
Công tác xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh vẫn chưa được tạo dựng một cách toàn diện. Cụ thể, việc ảnh hưởng trái chiều từ không gian mạng vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận cá nhân, gia đình. Nó khiến sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Điều này minh chứng qua số vụ ly hôn có chiều hướng gia tăng, số vụ bạo lực gia đình có tính chất phức tạp hơn, không ít trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, hành vi do ảnh hưởng từ mạng xã hội... Ảnh hưởng trái chiều này là mặt trái của toàn cầu hóa và tốc độ phát triển như vũ bão của internet cũng như cuộc cách mạng 4.0. Và đây cũng là mảng màu tối cần được quan tâm kịp thời. Bởi, những tác nhân xấu từ mạng xã hội sẽ âm thầm tấn công vào nhận thức, lối sống của mỗi cá nhân từng ngày, từng giờ. Nếu không kịp thời nâng cao nhận thức của người dân về những giá trị văn hóa truyền thống, những quy tắc ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình, cá nhân với xã hội, thì đạo đức, lối sống và nhân cách con người có thể bị xuống cấp, trở thành điều đáng lo ngại.
Bên cạnh đó, một số lĩnh vực văn hóa phát triển chưa đồng đều giữa các lĩnh vực và vùng, miền trong tỉnh. Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa phát triển chưa sâu rộng. Hoạt động sáng tác văn học - nghệ thuật mặc dù có sự gia tăng về số lượng nhưng số tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có tính lan tỏa sâu rộng chưa rõ nét, chưa có bước đột phá. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa chưa toàn diện trên các mặt, còn thiếu hoạt động chiều sâu.
Thực tế, các đơn vị, địa phương cũng nhận thấy nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức của một số chính quyền về vai trò của văn hóa, con người trong phát triển kinh tế - xã hội chưa đúng mức, dẫn đến lúng túng, chậm trễ. Mức đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển so với các lĩnh vực khác. Chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ, nghệ nhân, các tài năng nghệ thuật còn những bất cập. Chưa có sự phối hợp hiệu quả để huy động đồng bộ các nguồn lực từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho xây dựng văn hóa, con người. Cơ chế để phát huy các nguồn lực xã hội hóa còn thiếu, nhất là lĩnh vực công nghiệp văn hóa, đào tạo tài năng nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa. Chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa ở các cấp không đồng đều; nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia ở một số lĩnh vực còn thiếu so với yêu cầu.
Để khắc phục hạn chế trên, trước hết cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân về vai trò, vị thế của văn hóa, đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị. Bởi, “văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “văn hóa còn thì dân tộc còn”. Văn hóa thực sự phát triển toàn diện ắt sẽ trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; trở thành sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững.
Nguồn;Baothanhhoa.vn
- BVĐK Thọ Xuân: Đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị bệnh cho Nhân dân dịp tết Nguyên đán Ât Tỵ 2025
- Hân hoan ngày hội Bánh chưng xanh ở trường Tiểu học Nam Giang
- Hội đồng khoa học hạng mục sưu tầm tư liệu, tài liệu, hình ảnh, hiện vật khu di tích lịch sử cách mạng Yên Trường huyện Thọ Xuân cho ý kiến vào một số nội dung
- Huyện Thọ Xuân: Thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Na Mèo huyện Quan Sơn
- UBND-VHTT
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân Nguyễn Xuân Hải thăm, chúc mừng Noel Giáo xứ Quần Ngọc, xã Thọ Lâm
- Hân hoan không khí Giáng Sinh ở giáo xứ Kẻ Đầm
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Hải thăm, chúc mừng giáng sinh giáo xứ Kẻ Láng
- Phó Chủ tịch HĐND huyện Thọ Xuân Lê Thị Hạnh chúc mừng giáo xứ Ngọc Lạp nhân dịp lễ Giáng sinh
- Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thái Xuân Cường thăm, chúc mừng giáng sinh giáo xứ Lam Sơn và giáo xứ Kẻ Đầm
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển