Lễ hội Lam Kinh năm 2023 hứa hẹn đem đến nhiều sắc màu văn hóa
- Lễ hội Lam Kinh năm 2023 kỷ niệm 605 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ mùng 5 đến 7-10-2023 (tức ngày 21, 22, 23 tháng 8 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Lễ hội Lam Kinh 2022
Lễ hội tổ chức quy mô cấp tỉnh, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, gồm: Lễ chính tại sân rồng thuộc di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Lam Kinh; Lễ rước kiệu Vua Lê Thái tổ và kiệu Trung Túc Vương Lê Lai; tế lễ tại các đền thờ, các tòa thái miếu, lăng mộ trong khu di tích; lễ dâng hương, giỗ bà Hàng Dầu trên đỉnh núi Dầu.
Phần hội được tổ chức chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ”.
Lễ khai mạc Lễ hội Lam Kinh năm 2023 tổ chức vào sáng 6-10 (tức 22 tháng 8 âm lịch), truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.
Nghinh môn Lam Kinh.
Cùng với các hoạt động chính diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch sẽ được tổ chức trước, trong và sau Lễ hội Lam Kinh 2023, như trò chơi, trò diễn, múa bản hội dân gian gắn với Lễ hội Lam Kinh; biểu diễn thuật truyền thống dân tộc; trưng bày, thuyết minh, giới thiệu về giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long (thời Hậu Lê); tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hóa gắn với Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, khu du lịch biển Sầm Sơn, suối cá thần Cẩm Lương...
Người dân tham gia Lễ hội Lam Kinh.
Lễ hội Lam Kinh năm 2023 là sự kiện nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử gắn với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị. Từ đó, khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập.
Đây cũng là hoạt động quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất xứ Thanh tới bạn bè, du khách trong và ngoài nước, qua đó thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thanh Hóa.
Nguồn;(Baothanhhoa.vn)
- Phó Chủ tịch HĐND huyện Lê Thị Hạnh thăm, tặng quà chùa Phúc Linh, chùa Thiên Phúc nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 – DL 2025
- Chùa Quảng Phúc xã Xuân Thiên: Đại lễ Phật đản Phật lịch2569 - Dương lịch 2025
- Đóng góp của huyện Thọ Xuân trong chiến dịch Điện Biên Phủ
- Đoàn thanh niên xã Thọ Lập phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
- LĐLĐ huyện Thọ Xuân: Hội thao công nhân, viên chức, lao động năm 2025
- Thọ Xuân phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa, lịch sử địa phương
- Xã Thọ Diên: Tổ chức Lễ hội truyền thống tưởng niệm 600 năm ngày mất Cung từ Quang mục Hoàng Thái hậu Trần Thị Ngọc Trần
- Xã Xuân Hoà: Lễ kỷ niệm 600 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần (24/3 Ất tỵ 1425 – 24/3 Ất Tỵ 2025)
- Xã Xuân Hoà: Hội thi văn nghệ trong chương trình Lễ kỷ niệm 600 năm 600 năm ngày mất Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần
- Đồng chí Chủ tịch UBMTTQ huyện Đỗ Kim Thọ thăm, chúc mừng Lễ Phục Sinh Giáo xứ Điền Thôn, Giáo xứ Quần Ngọc, Giáo xứ Lam Sơn và giáo xứ Kẻ Đầm
- 1.
Quỹ Tín dụng nhân dân Thọ Hải: Hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch Covid 19
- 2.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 3.
Huyện Thọ Xuân: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư mới xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân.
- 4.
Bánh gai tứ trụ
- 5.
Huyện Thọ Xuân: Khơi nguồn tài nguyên văn hóa cho du lịch phát triển


