Huyện Thọ Xuân phát triển cụm công nghiệp, cụm làng nghề tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn

Đăng lúc: 06/11/2024 (GMT+7)
100%

Những năm qua, việc phát triển cụm công nghiệp, cụm làng nghề được huyện Thọ Xuân xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy, chính quyền để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế. Đây được xem là lĩnh vực đóng vai trò trọng tâm làm đòn bẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng hiện đại.

tx113.jpg
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được tập trung đẩy mạnh, Thọ Xuân là một trong những địa phương sớm được đầu tư các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, như: Nhà máy giấy Mục Sơn, Nhà máy đường Lam Sơn, đây là những cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của tỉnh và của ngành; thu hút được một số nhà máy sản xuất hàng may mặc, giày da sử dụng nhiều lao động vào địa bàn huyệntại các xã Xuân Hồng, Xuân Lai, Trường Xuân, Xuân Phú, Xuân Bái, Thọ Hải,...Các ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên gắn với xây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ như: Bánh lá răng bừa Xuân Lập, kẹo lạc Phú Xuân, bánh giai Tứ Trụ, các sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ mỹ nghệ,…; du nhập, phát triển thêm một số ngành nghề mới…qua đó đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 8 cụm công nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, trong đó có 3 cụm công nghiệp đã khởi công đầu tư hạ tầng; 2 nghề truyền thống và 5 làng nghề truyền thống được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận.
Huyện Thọ Xuân hiện có hơn 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 17,9% số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện. Toàn huyện có hơn 3 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Hoạt động sản xuất CN, TTCN đã và đang góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động khu vực nông thôn. Hiện số lao động trực tiếp trong lĩnh vực CN, TTCN có gần 18 nghìn người, chiếm gần 16% lao động toàn huyện và chủ yếu là lĩnh vực da giày, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm.
cn.png
Bên cạnh đó, các Các nghề, làng nghề còn lại trên địa bàn huyện hầu hết đều đảm bảo được tiêu chí; có tối thiểu 20% tổng số hộ tham gia sản xuất; giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động với thu nhập bình quân từ 3,5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng. Việc phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Thời gian tới, hhuyện Thọ Xuân tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để xúc tiến, kêu gọi đầu tư; ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ cao, như: Công nghiệp hàng không, công nghiệp bán dẫn, điện tử, viễn thông, thiết bị y tế, dược phẩm. Hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đưa vào hoạt động cụm công nghiệp Xuân Lai, Thọ Nguyên, Thọ Minh; đề xuất thành lập Cụm Xuân Hòa - Thọ Hải; Xuân Phú, Xuân Tín - Phú Xuân; Phố Neo, Trường Xuân để thu hút các dự án sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ cho khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Duy trì các ngành nghề truyền thống như: Bánh lá răng bừa Xuân Lập, kẹo lạc Phú Xuân, bánh giai Tứ Trụ, các sản phẩm đồ mộc, đồ gỗ mỹ nghệ,... gắn với xây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ; du nhập, phát triển thêm một số ngành nghề mới,… để giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
    
Các tin khác
Truy cập
Hôm nay:
1347
Hôm qua:
5947
Tuần này:
35041
Tháng này:
170818
Tất cả:
2651393